Keo giậu ( keo dậu) hay còn được dân gian gọi là cây bình linh, keo giun, bồ kết dại…
Hạt của loại cây này thường được sử dụng để trị chứng nhiễm giun đũa, hỗ trợ điều trị tiểu đường và yếu sinh lý. Tuy nhiên cây có chứa độc tố mimosine, có thể gây rụng tóc, bơ phờ, chán ăn và bướu cổ nếu dùng liều cao hoặc sử dụng dài ngày.
Keo giậu sinh trưởng và phát triển ở tất cả các hệ sinh thái của Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh thuộc nam Trung bộ có thể kể đến như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận… Keo giậu sinh trưởng tốt trên đất dễ thoát nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo dậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non.
Keo dậu là loài thực vật thân nhỡ, có chiều cao trung bình từ 2 – 4m.
Thân cây không có gai, mảnh và thường có màu xanh lục hoặc nâu đỏ.
Lá kép 2 lần lông chim, mỗi lá gồm khoảng 11 – 18 đôi lá chét.
Hoa có màu trắng, hình cầu như hoa trinh nữ, thường mọc thành cụm ở nách lá. Cây ra hoa vào tháng 4 – 6 và sai quả vào tháng 7 – 9 hằng năm.
Quả giáp rộng 15mm, dài 13 – 14cm và có màu nâu. Bên trong quả chứa khoảng 15 – 20 hạt hình bầu dục và có màu nâu nhạt.
Cây mọc hoang và được trồng àm hàng rào.
Theo đông y:
Cây Keo giậu sau khi sao vàng có vị hơi đắng, nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình. Chủ trị giun.
Trẻ em dùng 5 – 10 g/ngày tùy theo tuổi. Người lớn 25 – 50 g/ngày, dạng thuốc bột (rang chín, tán bột hoặc thêm đường).
Một số nghiên cứu khoa học
Trong dân gian đã từng áp dụng với liều 50g hạt keo giậu/ ngày cho trẻ nhỏ ăn để trị giun đũa và không nhận thấy có hiện tượng ngộ độc.
Khi dùng hạt Keo giậu trị giun nhận thấy có giun đi ra tuy nhiêu khi thực nghiệm trên giun, thì khi thả giun vào nước sắc từ hạt Keo giậy thì không nhận thấy có tác dụng gì.
Chất độc mimosine trong cây Keo giậu có khả năng ức chế quá trình sản sinh của tế bào ung thư phổi, ung thư gan, ung thu niêm mạc miệng; ức chế hiện tượng di căn của các tế bào ác tính, đồng thời tăng độ nhạy cảm của tế bào ác tính với các phương pháp điều trị ung thư.
Thử nghiệm:
- Trên gà con, khi cho ăn hạt keo giậu có thể bị chết.
- Trên thỏ, cho ăn lá và hạt gặp phải tình trạng ngộ độc và tăng tỷ lệ chết.
- Trên lợn, cho ăn lá làm giảm chức năng sinh sản tạm thời.
- Trên lừa, ngựa, dê, cho ăn lá xuất hiện hiện tượng rụng đuôi lông, rụng lông và rụng bờm. Tuy nhiên những loài nhai lại như trâu bò khi ăn lá bình linh thì không nhận thấy tác hại nào.
Chiết xuất từ hạt của cây Keo giậu có thể làm giảm hoạt động của cơ, ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương và làm chậm tốc độ hô hấp.
Một số bài thuốc có cây Keo giậu:
Trị giun:
Hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh.
Ngày dùng:
- 10-15g (trẻ em)
- 25- 50g (người lớn) uống vào sáng sớm lúc đói, liền trong 3-5 buổi sáng.
- Có thể phối hợp với các loại hạt khác như Sử quân tử thì hiệu quả càng cao.
Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường:
Hạt keo dậu già 50g. Rang với lửa nhẹ cho khô rồi nấu lấy nước uống, ngày dùng 2 lần. Duy trì sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày rồi ngưng từ 2 – 3 ngày rồi sử dụng lại.
Trị chứng vàng da và thiếu máu:
Củ mài (hoài sơn), sâm bố chính và bạch biển đậu (đậu ván trắng) mỗi vị 12g, ô tặc cốt (mai mực), hạt keo dậu, ý dĩ và mẫu lệ (vỏ hàu) mỗi vị 6g. Đem các vị trên rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Lưu ý:
- Ăn quá nhiều hạt keo dậu có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, có thể gây sảy thai, bướu cổ, chán ăn, chảy nước bọt, giảm khả năng sinh sản và đục thủy tinh thể.
- Nên luộc đọt non của cây Keo giậu trong 15 phút rồi bỏ nước để loại bỏ độc tốc trước khi ăn.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.