Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng đang trồng một loại cây cảnh. Bỗng nhiên bạn có việc đột xuất phải đi xa nhiều ngày không? Và khi về nhà sau chuyến đi thì cây của bạn đã héo úa hết. Hoặc bạn đã trồng nhiều loại cây nhưng chúng không thể sống được lâu. Vậy hãy tham khảo bài viết Top 5 loài cây chịu hạn cao thích hợp trồng làm cảnh này. Lựa chọn đúng loại cây cảnh phù hợp mô trường sẽ giải quyết được vấn đề của bạn!
1. Cây lưỡi hổ
Được biết đến là một loại cây lọc không khí cực tốt. Cây lưỡi hổ luôn được ưu tiên chọn lựa làm cây cảnh trồng trong nhà phố, đặc biệt là cây chịu hạn khá tốt, lá dày và khỏe chịu được gió và sự khô hạn nơi cao. Đặc tính sinh trưởng của giống cây này vô cùng mạnh. Cây sinh sản theo hình thức vô tính, các cây con mọc ra và phát triển từ lá và nách lá. Tùy theo loại lưỡi hổ bạn đang trồng sẽ thấy được hình thức sinh sản rõ ràng nhất.
2. Nha đam
Loài cây này có nguồn gốc ban đầu đến từ Bắc Phi. Qua nhiều giai đoạn khác nhau, chúng được con người nhân giống ra toàn thế giới. Nha đam là một loài cây phổ biến, được trồng rộng rãi tại Việt Nam. Phân bố nhiều nhất ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận. Nha đam còn có tên gọi khác như lô hội, long tu, liu hội, long thủ, lao vĩ. Đây là một loại cây có thân nhỏ, phiến lá to, mọng nước. Lá nha đam có thể lược tách phần thịt để làm thực phẩm, dược phẩm cũng như mỹ phẩm.
Mặc dù tồn tại đến 300 loại nha đam khác nhau đang có mặt trên toàn cầu. Nhưng ở Việt Nam, có 2 loại chính được trồng rộng khắp là nha đam Mỹ (Aloe vera) và nha đam Việt Nam. Nha đam Mỹ thường được trồng thương phẩm do có năng suất cao. Bẹ lá to hơn rất nhiều so với nha đam Việt Nam. Ta có thể gieo trồng thông qua hạt giống. Hoặc tạo ra cây con vô tính thông qua lá, và ngắt bỏ đọt của cây mẹ.
Cây nha đam có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường khô nóng khắc nghiệt, chịu hạn cao. Vẻ ngoài lại khá đẹp, xanh mượt, mập mạp, chính vì thế nên rất được ưa chuộng trồng làm cảnh.
3. Cây phát tài
Đây là một loại cây có xuất thân từ Tây Phi. Nghe đến đây thôi chắc các bạn cũng đoán được loài cây này chịu hạn cao và dễ sống tới mức nào! Chỉ cần đem một đoạn cành nhỏ cắm xuống đất ẩm, hoặc để trong nước. Sau một thời gian, cành cây ấy sẽ mọc rễ, đọt lá mới. Từ đó, cây sẽ phát triển một cách bình thường.
Cây phát tài tại Việt Nam còn có một số tên gọi thông dụng như: phát lộc, thiết mộc lan, phất dụ thơm. Cây có một số giống phổ biến như: phát tài xanh, phát tài sọc vàng, phát tài núi. Để nhân giống, ta có thể trồng bằng hạt hoặc trồng trực tiếp bằng cành. Ngoài tác dụng làm cây cảnh, lá của cây phát tài còn được ứng dụng để cắm hoa vì đặc tính mỏng, mềm dẻo, dễ uốn nắn, thao tác.
4. Cây sống đời
Sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng, cây thuốc bỏng. Một loài cây bản địa ở Madagascar (Châu Phi) được du nhập và trồng rộng khắp các lục địa. Loài này có hình thức sinh sản thông qua mép lá hoặc cuống lá. Khả năng sinh trưởng tốt, và nhân giống khá nhanh. Hoa nở bền và tươi lâu trong vòng 1 đến 2 tháng. Hoa sống đời rất được chuộng chưng làm cảnh vào dịp lễ Tết.
Lá cây dày, mọng nước, thường được dùng như một phương thuốc đắp lên vết bỏng, nên một số địa phương gọi đây là cây lá bỏng. Trên thị trường chủ yếu đang có một số loại sống đời như: sống đời ta (lá ngắn), sống đời Đà Lạt (lá dài), sống đời đỏ và sống đời 5 màu (hoa đơn), sống đời Thái (hoa kép).
5. Cây kim tiền
Không chỉ mang trong mình biểu tượng cho tài lộc may mắn, cây kim tiền còn mang trong mình khả năng chịu nắng đáng kể. Cây có lá màu xanh thẫm, sáng bóng quanh năm. Chăm sóc loại cây này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần mỗi tuần tưới nước cho cây một lần là được. Nếu bạn là dân văn phòng trồng cây trong phòng điều hòa thì lượng nước tưới phải giảm đi một ít.